Chiều ngày 27/12, tại TP.HCM, Toạ đàm "Dự báo Kinh tế - Vượt cơn gió ngược 2022” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức với sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghệp Việt Nam đã thu hút nhiều chuyên gia và lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp tham dự.
Phát biểu khai mạc Toạ đàm “Dự báo Kinh tế - Vượt cơn gió ngược 2023” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 27/12/2022, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, năm 2022, kinh tế thế giới và Việt Nam đã thực sự trải qua những biến đổi với nhiều biến động khó lường. Sự tái đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, sự bất ổn của giá hàng hóa, sự thắt chặt tiền tệ quá mức làm “đảo chiều” các dòng vốn đầu tư...
Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã trở thành điểm sáng phục hồi kinh tế ấn tượng. Kết thúc năm 2022, theo ước tính của World Bank, Việt Nam được dự đoán sẽ dẫn đầu ASEAN-5 với mức tăng trưởng là 7,2%. Cột mốc 7,2% là đường tăng trưởng GDP ở mức toàn dụng của kinh tế Việt Nam ước trong chu kỳ kinh tế 10 năm, theo tính toán của IMF. Kinh tế Việt Nam vượt lên trên mốc này từ nền tăng trưởng thấp của 2021, thậm chí theo tính toán của Tổng cục thống kê GDP là 8%, cho thấy Việt Nam thực sự đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc, lần đầu tiên chúng ta đạt con số xuất nhập khẩu 732 tỷ USD, xuất siêu liên tục nhiều năm. Ngoài ra, mức thu ngân sách cũng đạt rất cao vượt 16% so với dự toán.
Toàn cảnh Toạ đàm "Dự báo Kinh tế - Vượt cơn gió ngược 2022”
“Có được những kết quả đó là nhờ Chính phủ đã triển khai quyết liệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, đẩy mạnh Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực hỗ trợ và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn. Đặc biệt, Đảng ta đã sâu sát, kịp thời đề ra các định hướng, quyết sách lớn và thúc đẩy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị quyết liệt thực hiện các mục tiêu đề ra, vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa bảo đảm an sinh xã hội theo phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, đó còn là sự cộng hưởng các giá trị đồng lòng, nỗ lực vượt khó, tăng tốc phục hồi của cộng đồng doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch VCCI nhận định.
“Theo khảo sát nhanh của VCCI về triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam vừa qua, kết quả ghi nhận có 9% doanh nghiệp được khảo sát cho biết tăng đơn hàng; 68% giảm đơn hàng và 23% chưa biết được tình hình sản xuất trong thời gian tới. Với những số liệu trên, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không được khả quan trong tháng cuối năm 2022 và dự báo sẽ kéo dài đến ít nhất hết quý I năm sau. Những biến động khó đoán định của thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động”, ông Võ Tân Thành chia sẻ.
Ông Võ Tân Thành cho biết, đánh giá và dự báo tình hình khó khăn của năm 2023, hiện VCCI đã có kiến nghị và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. hiện VCCI đã có kiến nghị các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt, mới nhất, trong văn bản góp ý Nghị quyết của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025, VCCI đã nhất trí với việc cần phải có Nghị quyết riêng về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ.
Song song đó, để nền kinh tế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm 2023 từ các trụ cột đầu tư - xuất khẩu - tiêu dùng, thực hiện đạt các chỉ tiêu Quốc hội đã giao cho Chính phủ trong năm 2023 là tăng trưởng GDP 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Bên cạnh các chỉ đạo sát sao và chủ trương, chính sách kiến tạo môi trường kinh doanh của Chính phủ, ông Võ Tân Thành khẳng định, rất cần sự nỗ lực tiếp tục của cộng đồng doanh nghiệp để “vượt cơn gió ngược”, với nhận diện đúng, trúng các yếu tố thách thức, khó khăn ở năm tới để có các kịch bản ứng phó, chủ động linh hoạt ngay từ bây giờ.
Theo TS Đinh Thế Hiển, Chuyên gia Kinh tế, bên cạnh những khó khăn từ vĩ mô toàn cầu và sự ảnh hưởng tới Việt Nam, thuận lợi và cơ hội của Việt Nam trong năm 2022 là đã kiể soát và ổn định hệ thống tài chính; kiểm soát tỷ giá và lạm phát, kinh tế tài chính vĩ mô ổn định giúp doanh nghiệp phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nan tiếp tục thu hút FDI và lợi thế xuất khẩu do xu thế chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực, lợi thế về cải tiến cơ sở hạ tâng, nguồn nhân lự và ổn định kinh tế...Ngoài ra, nhà nước đã kiểm soát và giải quyết gốc rễ việc cung ứng vốn dưới chuẩn và đầu cơ của thị trường bất động sản, từng bước đưa thị trường bất động sản về thiết thực và ổn định... Đây là động lực quan trọng để kinh tế nội địa phát triển.
Nguyễn Thành
Trang thông tin về Kinh doanh và Thương hiệu
Đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu phát triển mạnh bền vững.
Ghi rõ nguồn kinhdoanhthuonghieu.com khi phát hành lại thông tin