kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Bộ Xây dựng tiếp nhận ý kiến cho Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030

Lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một yêu cầu của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội thảo góp ý kiến lần thứ nhất về một số nội dung trọng tâm Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch cấp quốc gia thuộc Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng.

Việc lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một yêu cầu của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện Luật Quy hoạch theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. 

Bộ Xây dựng tiếp nhận ý kiến cho Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030
 
Bộ Xây dựng tiếp nhận ý kiến cho Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030.
 

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, vị thế của Việt Nam những năm qua đã có bước thay đổi to lớn, với các lợi thế và điều kiện đặc biệt để phát huy vị thế quốc gia, góp phần vào sự ổn định, phát triển và phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ý kiến tại hội thảo tập trung phân tích những đặc điểm chính của quá trình đô thị hóa và chuyển đổi không gian lãnh thổ ở Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ vừa qua gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đất đai, dân số và phúc lợi xã hội.

Theo đó, không gian kinh tế chuyển đổi nhanh chóng bởi sự tăng trưởng các khu vực công nghiệp và dịch vụ trên phạm vị lãnh thổ, hiện đóng góp khoảng 85% GDP quốc gia. Quá trình chuyển đổi kinh tế gắn với chuyển đổi không gian đô thị hóa, được định hình bởi ba lĩnh vực chính: dịch chuyển lao động; quy hoạch đô thị và sử dụng đất; và chính sách tài khóa và tài trợ; tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với đặc trưng là không có bất bình đẳng lớn giữa các vùng. Lao động từ lĩnh vực nông nghiệp đã chuyển sang công nghiệp và dịch vụ trong nội bộ khu vực nông thôn. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Công nghiệp hóa gắn liền đô thị hóa và biểu hiện ở hai cấp độ không gian lãnh thổ: Cấp độ 1, là hai vùng kinh tế-xã hội có mức độ đô thị hóa cao, gồm vùng Đồng bằng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Trong đó: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực bao quanh đại diện cho khoảng 70% việc làm công nghiệp và dịch vụ, sản xuất và lợi nhuận. Cấp độ 2 là bốn vùng còn lại gồm: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Các đại biểu cũng đánh giá các điểm nghẽn trong tổ chức không gian đô thị hóa của Việt Nam gồm: tính kinh tế nhờ tích tụ yếu và khó có khả năng chuyển sang các hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn; thiếu nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số đô thị; phát triển không gian dàn trải, mở rộng nhanh chóng các khu vực đô thị làm cho đô thị hóa đất đai tăng nhanh hơn đô thị hóa dân số do chính nâng cấp đô thị…

Theo các đại biểu, đô thị hóa Việt Nam là quá trình tất yếu và được coi là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong đó, các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ đã trở thành các trụ cột phát triển của đất nước và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Theo Doanhnghiephoinhap.vn

In bài viết
banner_hcm_02min
Liên hệ

Trang thông tin về Kinh doanh và Thương hiệu

Đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu phát triển mạnh bền vững.

Ghi rõ nguồn kinhdoanhthuonghieu.com khi phát hành lại thông tin