kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo hiểm tin dụng thương mại

Sáng ngày 28/3, tại TP.HCM FiinGroup phối hợp với IFC tổ chức Tọa đàm: “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo hiểm tín dụng thương mại”.

Dịch COVID-19 tạo ra nhiều thách thức cho công tác xây dựng chính sách của các quốc gia để phản ứng những vấn đề cấp bách chưa có tiền lệ. Với quy mô toàn cầu và diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không chỉ riêng Việt Nam, Chính phủ của nhiều nước trên thế giới cũng gặp khó khăn trong xây dựng và triển khai các gói hỗ trợ.

Báo cáo “Đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19” do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thông qua Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME/USAID) cho thấy, theo khảo sát 355 doanh nghiệp trên cả nước, trong tổng số 33 chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện từ năm 2020, các chính sách thuộc nhóm thuế, phí, lệ phí và nhóm việc làm - lao động, bảo hiểm có tỷ lệ doanh nghiệp đã tiếp cận và hưởng lợi cao. 

Tỷ lệ tiếp cận của hai nhóm chính sách này đều đạt hơn 50% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. Tỷ lệ doanh nghiệp hưởng lợi từ chính sách (tiếp cận thành công) tính trên tổng số doanh nghiệp đã tiếp cận chính sách lần lượt là 72% và 76,3% đối với nhóm thuế, phí, lệ phí và nhóm việc làm - lao động, bảo hiểm.

Do phạm vi đối tượng hưởng lợi nhỏ, các nhóm chính sách hỗ trợ liên quan đến tài chính - tín dụng và thúc đẩy xuất khẩu - bảo vệ chuỗi cung ứng có tỷ lệ tiếp cận thấp, đều dưới 20% tổng số doanh nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách (tiếp cận thành công) so với tổng số doanh nghiệp đã tiếp cận chính sách thì nhóm chính sách thúc đẩy xuất khẩu - bảo vệ chuỗi cung ứng có tỷ lệ cao hơn so với nhóm chính sách về tài chính - tín dụng, thậm chí ngang bằng với hai nhóm hỗ trợ thuế, phí, lệ phí và nhóm việc làm - lao động, bảo hiểm. Cụ thể, nhóm chính sách thúc đẩy xuất khẩu - bảo vệ chuỗi cung ứng có tỷ lệ doanh nghiệp hưởng lợi là 76,3%; trong khi với nhóm chính sách hỗ trợ liên quan đến tài chính - tín dụng là 44%.

Bảo hiểm tín dụng thương mại là một giải pháp bảo hiểm khoản phải thu, giúp doanh nghiệp bảo vệ dòng tiền trước rủi ro khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Các rủi ro chính được TCI bảo hiểm bao gồm: 1) Khách hàng mất khả năng thanh toán; Khách hàng chậm thanh toán; Rủi ro chính trị (áp dụng cho các giao dịch xuất khẩu).

TCI không chỉ bảo hiểm rủi ro đối tác không thanh toán trong giao dịch thương mại mà còn bảo vệ các giao dịch tài trợ tài chính. Điều này có nghĩa là TCI có thể bảo hiểm cho cả hợp đồng mua bán giữa người bán và người mua, cũng như hợp đồng tài trợ giữa bên cấp vốn và bên vay. Tuy nhiên, nguyên tắc cốt lõi của bảohiểm tín dụng là phải gắn với "giao dịch thương mại cơ sở". Nếu liên quan đến tài trợ tài chính, hợp đồng bảo hiểm phải có liên kết trực tiếp với các giao dịch thương mại như: Bao thanh toán, Bao thanh toán ngược, Tài trợ trước giao hàng, Tài trợ nhà phân phối, Các khoản vay thương mại, v.v.

Thông thường, TCI bảo hiểm điều khoản thanh toán dưới 180 ngày đối với các hoạt động kinh doanh có tính luân chuyển thuờng xuyên nhưng cũng có thể bảo hiểm cấu trúc thanh toán theo cột mốc hoàn thành với thời hạn thanh toán hơn 1 năm đối với các hoạt động kinh doanh theo cơ sở dự án.

 TCI thường bảo hiểm rủi ro theo cơ sở danh mục, tức là bảo hiểm cho nhiều khách hàng hoặc nhiều bên có nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, TCI cũng có thể bảo hiểm rủi ro riêng lẻ với một khách hàng hoặc một đối tác cụ thể.

Bảo hiểm Tín dụng Thương mại bao gồm các sản phẩm sau:

  • Bảo hiểm Doanh thu Ngắn hạn toàn diện: Áp dụng cho 1 bên bán hàng cho nhiều khách hàng
  • Bảo hiểm cho Khách hàng được chọn: Doanh nghiệp có thể lựa chọn chỉ bảo hiểm chỉ một số khách
  • hàng nhất định
  • Bảo hiểm khách hàng đơn lẻ: Một/nhiều bên bán cùng bán hàng cho một khách hàng duy nhất
  • Bảo hiểm hợp đồng ngân hàng/bao thanh toán
  • Bảo hiểm tài trợ nhà phân phối
  • Bảo hiểm tín dụng cho khoản vay thương mại
  • Bảo hiểm tín dụng trung và dài hạn: Bảo hiểm các rủi ro thanh toán trong thời gian lên đến 15 năm (dự
  • án EPC, cho thuê tài chính, và tài trợ máy móc thiết bị vốn, v.v.)
  • Bảo hiểm đầu tư/ Bảo hiểm rủi ro chính trị
  • Bảo hiểm thanh toán trước

Tạo lập môi trường tín dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh; Tăng cường tăng trưởng kinh tế, mở rộng quy mô doanh nghiệp; Hỗ trợ phát triển “kinh tế thực”, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng mới;  Tăng doanh số mà không gia tăng rủi ro; Dễ dàng tiếp cận các khoản tài trợ thương mại.

Văn Thành

 
In bài viết
banner_hcm_02min