kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Các chiến lược định vị thương hiệu tối ưu nhất cho doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả giúp tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang ngày càng biến động.

Ảnh minh họa
 
Chiến lược định vị thương hiệu tối ưu tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.

1. Định vị thương hiệu theo tính năng

Chiến lược định vị thương hiệu dựa trên tính năng nhằm tập trung vào các đặc điểm và lợi ích hữu hình của sản phẩm hoặc dịch vụ. Ưu điểm của chiến lược này là sự dễ hiểu, dễ nhớ và dễ truyền thông đến các nhóm khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, có khả năng chiến lược này dễ bị thương mại hóa do các đối thủ có thể dễ dàng sao chép. Ngoài ra, định vị thương hiệu theo tính năng cũng hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ mới.

2. Định vị thương hiệu theo lợi ích 

Chiến lược định vị thương hiệu theo lợi ích sẽ tập trung vào cảm xúc và chức năng mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng. Ví dụ, một thương hiệu nước giải khát có thể định vị mình với khẩu hiệu "lựa chọn thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi" hoặc "sự sảng khoái cho mùa hè nóng bức".

3. Định vị thương hiệu theo đối tượng mục tiêu

Chiến lược này tập trung vào một nhóm khách hàng cụ thể và xác định rõ nhu cầu, cũng như mong muốn của nhóm khách hàng ấy. Từ đó giúp định vị thương hiệu như một giải pháp phù hợp cho họ. Ví dụ, Nike xác định thương hiệu của mình dành cho những người đam mê thể thao, hoặc hãng hoạt hình Disney định vị thương hiệu của mình cho trẻ em và các gia đình.

4. Định vị theo giá cả

Định vị thương hiệu theo giá là chiến lược tập trung vào việc thông báo cho khách hàng các mức giá cụ thể cho từng danh mục sản phẩm. Định vị có thể là lựa chọn cao cấp trong tâm trí của người tiêu dùng, hoặc định vị theo mức giá trung bình, dễ tiếp cận, hoặc mức giá cạnh tranh.
Ví dụ: H&M xác định thương hiệu của mình là một nhà bán lẻ thời trang nhanh, mang lại sự đa dạng về mẫu mã, cung cấp các sản phẩm với giá cả phù hợp với đa số người tiêu dùng.

5. Định vị theo đối thủ cạnh tranh

Định vị thương hiệu theo đối thủ cạnh tranh còn được gọi là định vị so sánh, tập trung vào việc định vị thương hiệu dựa trên các đặc điểm nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Nhà quản trị có thể định vị thương hiệu của mình như một lựa chọn tối ưu hơn, giá cả hợp lý hơn hoặc khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh ở bất kỳ đặc tính nào đó.

Theo Doanhnghiephoinhap

In bài viết
banner_hcm_02min
Liên hệ

Trang thông tin về Kinh doanh và Thương hiệu

Đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu phát triển mạnh bền vững.

Ghi rõ nguồn kinhdoanhthuonghieu.com khi phát hành lại thông tin