kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế

Hà Nội không chỉ là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước

Mặc dù hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) của thế giới cũng như trên phạm vi cả nước có lúc thăng trầm nhưng kết quả thu hút, sử dụng vốn FDI của Hà Nội ít khi bị xáo trộn. Đến nay, Hà Nội luôn đứng trong top đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo ấn tượng đậm nét cũng như đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân. 

Hà Nội dự kiến thu hút FDI cả năm đạt 3,13 tỷ USD

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, do những cải cách trong công tác quản lý, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy đầu tư của thành phố nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế đến đầu tư. Dự kiến, đến hết năm nay, thủ đô Hà Nội thu hút được 3,13 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhờ cải cách môi trường đầu tư nên kinh tế của Hà Nội tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được bảo đảm, hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6%, bình quân 3 năm 2021-2023 tăng 6,04%, cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước. Tổng thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm đạt gần 324.000 tỉ đồng, bằng 79,2% dự toán.

FDI
Hà Nội là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế

Giải ngân kế hoạch đầu tư công đến hết tháng 7-2024 đạt hơn 23.000 tỉ đồng, bằng 28,7% kế hoạch, cao hơn lũy kế giải ngân cùng kỳ năm 2023 (18.100 tỉ đồng), đứng thứ 2 về khối lượng so với các bộ, ngành và địa phương.

Sự xuất hiện của khối doanh nghiệp FDI cũng tạo sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong từng lĩnh vực, làm động lực cho doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tác động mạnh tới sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành của các lĩnh vực.

Thời gian qua, Hà Nội thường xuyên duy trì được sức hút, tỏ rõ tiềm năng trong mắt giới đầu tư quốc tế, nhất là những lợi thế về chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống hạ tầng vaới sự cải thiện, nâng cấp nhanh chóng về số lượng công trình giao thông. Đặc biệt, lãnh đạo thành phố luôn cam kết đồng hành, chia sẻ với nhà đầu tư. UBND thành phố đã tổ chức các cuộc gặp, đối thoại với cộng đồng nhà đầu tư, qua đó nắm tình hình thực tiễn, nhận diện khó khăn, vướng mắc để chủ động hỗ trợ, tháo gỡ.

Những cải cách hành chính đích thực thể hiện qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp nhà đầu tư tiết giảm thời gian, chi phí liên quan đã và đang phát huy hiệu quả, đưa Thủ đô trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn của dòng vốn quốc tế. Quan điểm xuyên suốt của lãnh đạo thành phố là lấy doanh nghiệp, nhà đầu tư làm mục tiêu phục vụ, coi thành công của nhà đầu tư cũng chính là thành công của thành phố Hà Nội.

Định hướng thu hút FDI theo chiều sâu, gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Theo đó, định hướng thu hút FDI của Thành phố là tiếp tục theo chiều sâu, gắn với mục tiêu phát triển bền vững; ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin; nghiên cứu phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn...

Bên cạnh những cơ chế ưu đãi chung đã có, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ mở ra nhiều cơ chế ưu đãi, chính sách hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. 

FDI

Về đô thị đặc biệt, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Luật Thủ đô quy định Hà Nội là đô thị đặc biệt, vì vậy Thành phố đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội triển khai ngay các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển thành phố phía bắc vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thành phố phía tây vùng Hòa Lạc, Xuân Mai để kêu gọi các nguồn lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển trong nước và quốc tế. Điều này nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ, sớm tạo dựng một thành phố thông minh, hiện đại, kết nối vùng, liên vùng, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Đối với liên kết, phát triển vùng, TP. Hà Nội đề nghị được quan tâm tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho Thành phố để tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành và khép kín các tuyến đường vành đai. Hoàn thành Vành đai 4 vào năm 2027, các cầu vượt sông Hồng; sớm khởi công đường Vành đai 5 trước năm 2030 để tạo hành lang phát triển vùng phía tây Thủ đô và liên kết phát triển giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh, thành phố khác.

Theo Tapchicongthuong

In bài viết
banner_hcm_02min