kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Tâm lý thận trọng chi phối thị trường bất động sản dịp cuối năm

Trong quý cuối cùng của năm 2022, thị trường BĐS đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi sức mua giảm, lãi suất ngân hàng tăng, thanh khoản thấp... Điều này khiến giới đầu tư tỏ ra e ngại và hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định xuống tiền.

 Theo Tieudung.vn

Bất động sản , vẫn e dè

Thời gian gần đây, nhiều BĐS như nhà liền kề, , biệt thự… đang xảy ra tình trạng giảm giá. Trong đó, sản phẩm chứng kiến sự sụt giảm về giá lớn nhất so với thời điểm đỉnh cơn sốt là đất nền. Đơn cử, tại các khu vực ven Hà Nội như Thạch Thất, Sơn Tây, Sóc Sơn, nơi từng ghi nhận tình trạng “sốt giá” thì giờ đây, các giao dịch BĐS đều rơi vào trầm lắng. Theo đó, giá đất nền đã đồng loạt giảm sâu từ 20 - 30%, thậm chí đến 40% so với thời điểm đầu năm.

Điển hình như đất nền phân lô tại xã Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đầu năm nay có giá bán 22 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay, nhiều người đang rao bán cắt lỗ, giảm giá chỉ còn khoảng 15 triệu đồng/m2. Cũng theo gần đây của một đơn vị nghiên cứu cho thấy, mức độ quan tâm tới tại Hà Nội giảm tới 8% và giảm mạnh ở tất cả quận, huyện.

Tâm lý thận trọng chi phối thị trường bất động sản dịp cuối năm

Nhà đầu tư vẫn tỏ ra e dè khi "xuống tiền" mua BĐS dịp cuối năm

Anh Phạm Tuấn, một môi giới BĐS tại Hà Nội cho biết, thời điểm cuối năm nay, các nhà đầu tư chủ yếu bán BĐS nhằm thu tiền mặt về, nên việc tìm kiếm người mua là rất khó. “Mặc dù đã giảm giá nhưng người mua vẫn có tâm lý chung, đó là kỳ vọng giá tiếp tục giảm trong thời gian tới. Hơn nữa, việc lãi suất ngân hàng tăng mạnh khiến nhà đầu tư có tâm lý e ngại khi xuống tiền. Thay vì cố tìm cách bắt đáy, nhiều người chọn cách kiên nhẫn chờ đợi thị trường hồi phục” – anh Tuấn nói.

Còn anh Vũ Quang, nhà đầu tư BĐS lâu năm tại Hà Nội cho rằng, bản thân anh và nhiều nhà đầu tư đã nhận được các bài học lớn từ những đợt sốt nóng của thị trường. Do đó, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường thời điểm này cũng là điều dễ hiểu. 

 

Nhiều môi giới BĐS tại khu vực Hà Nội thừa nhận, hiện tình trạng giảm giá sâu xuất hiện tại nhiều phân khúc. Tuy nhiên vẫn rất khó tìm được khách hàng. Chính tâm lý e dè của nhà đầu tư khiến giao dịch giảm sút mạnh, thị trường trở nên ảm đạm, nhiều văn phòng và môi giới bất đắc dĩ thất nghiệp.

Bắt nguồn từ hiệu ứng Fomo

Nhìn nhận vấn đề trên, ông Nguyễn Thọ Tuyển - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS cho rằng, những biến động trên thị trường tài chính đã khiến tâm lý của cả chủ đầu tư lẫn nhà đầu tư BĐS lung lay. Dù trong thời gian gần đây, một loạt sản phẩm của các chủ đầu tư lớn được chào bán bằng những phương án khuyến mại hấp dẫn chưa từng có, nhằm kích cầu nhà đầu tư, tuy nhiên vẫn chưa mang lại nhiều kết quả khả quan cho DN, hiện tượng này được ví như hiệu ứng Fomo.

“Tâm lý nhà đầu tư dù ở Việt Nam hay nước ngoài đều giống nhau. Khi thị trường đi lên người ta sợ bị mất cơ hội nên phải mua vào bằng được. Còn khi thị trường đi xuống và nhìn nhận tương lai không sáng sủa, họ lại muốn bảo toàn, bán ra càng sớm càng tốt. Điều này đã dẫn đến câu chuyện downtrend trên toàn thị trường. Ngoài thị trường chứng khoán, tình trạng này cũng đang xảy ra trên cả thị trường BĐS. Trong lúc nhà đầu tư đang hoảng loạn, dù DN có bán rẻ sản phẩm cũng có rất ít người mua vào. Thậm chí nhà đầu tư còn chờ đợi, bởi họ cho rằng hôm nay có thể khuyến mại ở mức này, nhưng biết đâu ngày mai lại khuyến mại ở mức tốt hơn” - ông Nguyễn Thọ Tuyển nhận định.

Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, thị trường có những điều chỉnh đi xuống nhưng tốc độ giảm còn thấp, mức giảm cũng chưa cao, chưa thể coi là đáy. Nếu nhà đầu tư muốn hạn chế rủi ro nên quan sát thêm đến quý II/2023 để nắm bắt được xu hướng của thị trường.

Vị chuyên gia này cũng lưu ý, nhà đầu tư không nên quá e dè khi có sẵn tài chính: “Khi đã xác định được sản phẩm muốn mua hãy dành 2 tuần để quan sát. Bên cạnh việc khảo sát mặt bằng giá ở khu vực, hãy chú ý đến mức giảm giá của sản phẩm. Nếu thấy mức điều chỉnh giá từ 3 - 7% trong thời gian này thì khả năng cao chủ đầu tư đang có nhu cầu thoát hàng nhanh. Nhà đầu tư không nên tìm kiếm dàn trải mà nên tập trung vào các loại sản phẩm sát trung tâm nhằm hạn chế rủi ro. Ngoài ra, nhà đầu tư nên chọn sản phẩm mà mình có đầu tư để dễ dàng thương lượng, mua vào giá tốt. Pháp lý của sản phẩm cũng là một yếu tố nhà đầu tư nên tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định”.

In bài viết
banner_hcm_02min
Liên hệ

Trang thông tin về Kinh doanh và Thương hiệu

Đồng hành cùng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu phát triển mạnh bền vững.

Ghi rõ nguồn kinhdoanhthuonghieu.com khi phát hành lại thông tin