kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Tọa đàm "Thị trường phục hồi, cơ hội mới cho các doanh nghiệp"

Sáng 27/9, tại trụ sở của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức tọa đàm: “Thị trường hồi phục – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp”.

Chia sẻ tại buổi buổi Tọa đàm, ông Bùi Nguyên Khoa, đại diện CLB phân tích của VASB, cho rằng chỉ số VN-Index có hiệu suất tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023, thanh khoản thị trường đã liên tục bùng nổ và đạt mức trung bìnhh hơn 20,000 tỷ đồng/phiên trong tháng 08/2023 (tương đương giai đoạn đỉnh cao của TTCK ở năm 2021), qua đó phản ánh sự kỳ vọng của nhà đầu tư về triển vọng thị trường trong giai đoạn cuối 2023.

Bên cạnh đó, sự trở lại của nhà đầu tư trong nước cũng như môi trường lãi suất thấp cùng với kết quả kinh doanh cải thiện là các yếu tố chính thu hút dòng tiền vào TTCK. Với lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại nhiều ngân hàng hiện đã giảm xuống dưới mức 6% có thể khiến cho sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm giảm bớt. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp thanh khoản tiếp tục có sự gia tăng tích cực trong thời gian tới khi TTCK có khả năng thu hút thêm dòng tiền mới đi tìm kiếm cơ hội đầu tư.

So với các quốc gia trong khu vực thì VN-Index đang có mức tăng trưởng EPSfw ở vùng khá hấp dẫn. Điều này có ý nghĩa tích cực với việc thu hút dòng vốn ngoại, nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang đặt mục tiêu nâng hạng từ cận biên lên mới nổi trong khoảng 2-3 năm tới.

 9zaa6ld

Chia sẻ về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thị trường Carbon Credit phát triển, ông Lê Anh Hoàng, Phó Việ trưởng Viện tư vấn phát triển CODE- Giám đốc công ty tài chính Carbon Giant Barb, cho rằng Việt Nam chưa có một thị trường carbon trong nước để vận hành hỗ trợ các doanh nghiệp trong chiến lược phát triển bền vững và tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu có yêu cầu tiêu chuẩn về dấu vết carbon (Carbon foorprint) dẫn đến một số doanh nghiệp có khả năng gặp các khó khăn trong tương lai trong cạnh tranh để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang các thị trường lớn và có yêu cầu cao.

Các thị trường lớn trên thế giới đã và sẽ tiếp tục bổ sung các quy định về carbon đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường họ, do đó sự không đồng nhất giữa các quy định, thị trường carbon của Việt Nam và thế giới sẽ khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam giảm đi tính cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cho các khách hàng lớn trên thế giới.

Ông Lê Hoàng Anh cho rằng, đối với chính phủ, định giá carbon là một trong những công cụ chính sách khí hậu, đem lại nguồn thu quan trọng từ thuế carbon hay đấu giá các hạn ngạch phát thải. Từ nguồn thu này, chính phủ có thể đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu hoặc hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp.

Đối với doanh nghiệp, việc nhận thức sớm các rủi ro về khí hậu và xác định chiến lược chuyển dịch hợp lý, từ đó tăng lợi thế cạnh tranh để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.

Nguyễn Thành

 

banner_hcm_02min