kinhdoanhthuonghieu.990
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Xuất khẩu gỗ 'giảm tốc' tại nhiều thị trường lớn

Theo Báo Lao Động

Xuất khẩu gỗ đang “giảm tốc” tại các thị trường lớn

Theo báo cáo "Biến động về thị trường xuất khẩu của ngành gỗ: Từ góc nhìn doanh nghiệp" do nhóm nghiên cứu của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) và tổ chức Forest Trends cho biết, tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp trong ngành gỗ, thời gian vừa qua cung - cầu gỗ nguyên liệu và các mặt hàng gỗ trên thế giới đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ và EU có nhiều biến động.

Các nguyên nhân gây ra các biến động này bao gồm đại dịch Covid-19 và gần đây là xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát cao ở nhiều quốc gia. Chi phí sản xuất, vận chuyển và sinh hoạt trở nên đắt đỏ. Cầu tiêu dùng đặc biệt đối với các nhóm hàng hoá không thiết yếu giảm. Với độ hội nhập sâu và rộng với thị trường thế giới, ngành gỗ Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp của các biến động này, đặc biệt trên phương diện suy giảm xuất khẩu ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu (EU) và Anh.

new-project-1-2418-1662517448.jpg

Xuất khẩu gỗ đang có dấu hiệu giảm tại các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Anh. Ảnh: Báo Lao Động

TS Tô Xuân Phúc – chuyên gia nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends nhấn mạnh: Thông tin từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ cho thấy, thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu dẫn đến đơn hàng giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng “dầu sôi trên chảo” khi đơn hàng xuất khẩu cũ đang cạn dần nhưng đơn hàng mới chưa ký kết.

Bà Trần Thị Thanh Trang - Giám đốc Marketing Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Sao Nam, chia sẻ: Tại các quốc gia tiêu thụ sản phẩm chính của công ty là Mỹ, Australia và Nhật Bản, Mỹ là thị trường giảm mạnh nhất, tới 30-40%. Đơn hàng hiện nay chỉ đủ sản xuất thêm 1-2 tháng, trong khi đơn hàng cho năm mới vẫn chưa được ký kết. Bên cạnh việc duy trì lượng khách hàng và đơn hàng ở những thị trường ít bị giảm sút, doanh nghiệp phải tìm đối tác ở thị trường mới như Canada, New Zeadland với kỳ vọng bù đắp phần nào cho thị trường Mỹ.

Ông Trần Quốc Mạnh - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại Sài Gòn (SADACO), thông tin, thị trường chủ lực của ngành gỗ là Mỹ, châu Âu cũng đang bị tác động tiêu cực do nguy cơ suy thoái kinh tế. Đặc biệt, tại thị trường EU, chiến tranh Nga - Ukraina đã khiến sức mua tại các thị trường này ngày càng giảm sút. Mức độ sụt giảm đơn hàng đang tăng lên trong thời gian gần đây dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp rất khó khăn.

Không chủ quan với đà suy giảm

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có gần 3.000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia xuất khẩu gỗ. Mặc dù với quy mô khảo sát chỉ ở 52 doanh nghiệp, thông tin từ khảo sát không thể đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành; hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia khảo sát được lựa chọn theo ưu tiên của nhóm nghiên cứu, trong đó tập trung trọng tâm vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, EU và Anh. Đây là các thị trường có sự suy giảm về kim ngạch trong các tháng gần đây. Các thị trường xuất khẩu quan trọng khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn đang trên đà tăng trưởng không nằm trong ưu tiên của khảo sát…  

Mặc dù không phản ánh được toàn bộ bức tranh thực trạng và xu hướng của thị trường xuất khẩu, nhưng thông tin từ khảo sát cũng có giá trị tham khảo để các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhìn rõ hơn bức tranh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong thời gian qua, tạo dữ liệu để tổ chức sản xuất, xuất  khẩu trong thời gian tới, tránh nguy cơ lạc với thông tin thị trường thế giới.

banner_hcm_02min